Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đặt ra các loại phí, lệ phí; sửa đổi các mức thu phí, lệ phí đã được cơ quan có thẩm quyền quy định; thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật. Đấy là nội dung Điều 16 dự thảo Luật phí, lệ phí đang được trình Quốc hội cho ý kiến trước khi thông qua tại kỳ họp này. Chiều 11/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật phí, lệ phí. So với bản dự thảo được trình tại kỳ họp thứ 9 thì bản tiếp thu, chỉnh sửa dự án Luật lần này đã có nhiều thay đổi lớn. Điểm đáng chú ý chính là việc đưa danh mục chi tiết phí, lệ phí vào trong dự án Luật và một số đề nghị của ĐBQH thể hiện tính nghiêm minh của việc xử lý vi phạm trong thu/chi phí, lệ phí. Báo cáo giải trình tiếp thu điều chỉnh dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay: Do mỗi khoản phí, lệ phí có tính chất, nội dung kinh tế khá rộng, có nhiều dòng thể hiện cách tính và mức thu rất khác nhau. Vì vậy, Dự thảo luật quy định tối đa các chỉ tiêu hợp lý, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết, cụ thể để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn, song phải đảm bảo không phát sinh tăng thêm khoản phí, lệ phí trong danh mục đã quy định trong Luật. Đồng thời, để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn phát sinh, ông Hiển đề nghị Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh danh mục phí, lệ phí khi Chính phủ trình. Một vấn đề được các ĐBQH đặc biệt quan tâm, đó là quy định tại Điều 16 của dự thảo Luật về hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm. Quy định này được ghi rõ như sau: Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đặt ra các loại phí, lệ phí; sửa đổi các mức thu phí, lệ phí đã được cơ quan có thẩm quyền quy định; thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về phí, lệ phí sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, xử lý vi phạm hành chính và pháp luật liên quan. ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum): Nói nhà nước lo cho dân mà động đến chỗ nào cũng phải tiền, thậm chí xin đóng dấu ở UBND cũng phải nộp tiền. Trong dịch vụ hành chính thuần công thì không nên thu tiền của dân nữa vì đây là việc Nhà nước phải làm cho dân. Người dân đã đóng thuế trả lương cho cán bộ rồi thì sao lại thu phí dịch vụ công đó nữa. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định như thế vẫn chưa thể hiện được tính nghiêm minh, răn đe khi mà cụm từ "xử lý vi phạm hành chính và pháp luật liên quan” chưa được mạch lạc. Xuất phát từ thực tế này, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa (ĐBQH TP.HCM) đề nghị ghi rõ là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra các sai phạm như hành vi nghiêm cấm được chỉ ra trong Điều 16. Đây cũng là đề nghị của ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (TP.Hà Nội. Lập luận về đề nghị này, các ĐBQH cho rằng, việc lạm thu, thu trái thẩm quyền, trái quy định và chi sai mục đích, sử dụng nguồn thu không đúng với quy định thì trước hết là người dân gánh hậu quả về sự thiệt hại, mất mát đó. Cho nên phải được xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự khi để xảy ra những hành vi vi phạm đó. "Phí và lệ phí chính là nguồn thu của ngân sách Nhà nước và tiền của nhân dân cho nên không thể buông lỏng được” – ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường nói. Luật phí, lệ phí được dư luận đặc biệt quan tâm vì đại đa số người dân sẽ chịu sự điều chỉnh. Chính vì thế, với quy định này, nhân dân mong muốn Luật sớm đi vào cuộc sống và được thực hiện một cách nghiêm túc song hành cùng với các quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Ngân sách Nhà nước; Điểm c Mục 3 Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016) và Khoản 5 Điều 11 Luật Tổ chức HĐND, UBND hiện hành. Bởi lẽ, thời gian qua, HĐND cấp xã ở nhiều địa phương đã quá lạm dụng trong việc ban hành các Nghị quyết về thu các khoản quỹ, phí, lệ phí trái với thẩm quyền, trái với quy định tạo gánh nặng cho nhân dân, gây bức xúc trong xã hội. Mặc dù quy định ở các Luật, đặc biệt là Luật Tổ chức HĐND, UBND đều quy định rất rõ là thẩm quyền quyết định thu các khoản phí, lệ phí là do HĐND cấp tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, chứ HĐND cấp xã không có thẩm quyền đó. Với việc Luật phí, lệ phí quy định danh mục chi tiết các khoản phí, lệ phí và giao Chính phủ quy định chi tiết mức thu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sẽ là dự Luật đáp ứng mong mỏi của nhân dân, đặc biệt là người dân các vùng nông thôn. Cho nên, khi dự Luật phí, lệ phí được ban hành, nếu được chấp hành nghiêm túc sẽ giải quyết căn cơ vấn đề lạm thu phí, lệ phí hiện nay. Đặc biệt, với đề nghị phải truy tố trách nhiệm hình sự về hành vi lạm dụng và thu, chi sai nguyên tắc phí, lệ phí sẽ góp phần hạn chế các sai phạm của cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Điều 10 quy định các trường hợp thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí gồm: trẻ em; hộ nghèo; người cao tuổi; người khuyến tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật và một số trường hợp đặc biệt khác. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng loại phí, lệ phí được phân cấp trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật này...
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp bột cá biển cho các công ty cũng như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Độ đạm từ 40 45 50 55 60 65 %. Công ty chúng tôi có nhà máy trực tiếp SX với dây chuyền công nghệ hiện đại nên chất lượng sản phẩm giá cả cạnh tranh sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Với mục tiêu mở rộng thị trường, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác với tất cả các quý công ty có nhu cầu thu mua nguồn nguyên liệu bột cá.Công ty cam kết lượng hàng ổn định. Hàng đảm bảo chất lượng không Ure, không melamine, không pha trộn. Rất mong nhận được sự quan tâm của quý công ty. Mọi chi tiết về giá và lấy mẫu test vui lòng liên hệ Thành Nam 0949038448. Chân thành cảm ơn.