Nuôi tôm công nghiệp ở Saudi Arabia. By Herve Lucien Brun.
Tôm công nghiệp tại Saudi Arabia (KSA) đã được bắt đầu từ năm 1995 theo cách nuôi tôm thẻ chân trắng (Fenneropenaeus indicus) của Ấn Độ và phát triển theo hình thức nuôi bán thâm canh. Những kết quả tích cực đạt được về tỉ lệ tăng trưởng, sống sót và chất lượng thịt để thương mại hóa tôm giá trị cao trên thị trường quốc tế. Hai vùng nuôi tôm công nghiệp phát triển ở KSA bao gồm khu vực bờ hồ Red Sea ở Jizan phía Nam và Al-lith ở phía Bắc. Hai vùng này đều có nguồn nước chất lượng và môi trường phù hợp cho nuôi tôm.
Những vùng nuôi tôm ở Saudi Arabia
Trong suốt những mùa đông năm 2010-2011, 2011-2012 và 2013-2014, những khu nuôi tôm ở KSA phải đối mặt với hội chứng virus đốm trắng (WSSV) bùng nổ, tỉ lệ chết cao trong ao nuôi thương phẩm, ảnh hưởng lớn đến sản lượng tôm. Sự kết hợp của ba yếu tố bao gồm nhiệt độ nước thấp, những loài dễ cảm nhiễm (F. indicus) và sự hiện diện của virus trong môi trường tự nhiên gây ra sự bùng nổ bệnh đốm trắng. Các dòng chảy Red Sea từ Bắc đến Nam trong suốt mùa đông cho thấy rằng một phần sự phát triển của dịch bệnh đốm trắng ban đầu bùng phát ở các ao nuôi ở phía Nam, sau đó lan sang các trang trại ở phía Bắc trong khoảng thời gian 2 tháng.
Các dòng biển trên Red Sea trong thời kì mùa đông ( tháng 9 – tháng 5).
Trong năm 2011, Bộ Nông Nghiệp (ADMA), cùng với người nuôi tôm công nghiệp bắt đầu thực hiện chiến lược nuôi tôm an toàn sinh học để bước đầu xác định nguyên nhân gây dịch bệnh đốm trắng, và giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh này. An toàn sinh học nói chung bao gồm các hoạt động bảo vệ sinh vật sống thông qua việc loại trừ mầm bệnh gây bệnh của vi khuẩn, virus và các nguồn gốc khác. Cụ thể hơn đối với tôm, nó liên quan đến việc giải quyết các mức độ toàn cầu, quốc gia và khu vực, tất cả các hướng tới các trại giống, các trang trại, và các cơ sở chế biến.
Một dự thảo an toàn sinh học hiệu quả được thiết kế và thực hiện, kết hợp với sự hiểu biết về các tác nhân gây bệnh, các hướng lây nhiễm , những yếu tố làm tăng mức độ của dịch bệnh và các nguyên nhân khác. Mục tiêu chính của chương trình an toàn sinh học là để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh lây truyền cho các vùng nuôi.
Kế hoạch phát triển và theo dõi trong bốn năm tới
Mục tiêu giám sát định kỳ năng suất ao nuôi thương phẩm, sản lượng đàn tôm, con giống để xác định sự phát triển của dịch bệnh trong vùng miền và phạm vi tác động của các loại bệnh mới. Với sự hợp tác cùng phòng thí nghiệm bệnh học thủy sản trường đại học Arizona phát hiện không chỉ có WSSV, mà còn tìm ra các chủng mới của hội chứng virus Taura (TSV) hiện đang tồn tại trong nuôi tôm ở KSA. Đến nay, với sự giám sát liên tục, chúng tôi xác định tác nhân chính gây bệnh trong nuôi tôm công nghiệp.
Trong nước các thí nghiệm để phát hiện dịch bệnh trên cũng đã được phát triển. Việc phát hiện các nguồn nhiễm bệnh là rất quan trọng để phá vỡ chu kỳ của mầm bệnh, bước đầu làm việc với trung tâm nghiên cứu thủy sản Jeddah (JFRC) để thiết lập PCR và mô bệnh học. Đến nay, phòng thí nghiệm này đã thành công trong việc kiểm tra mẫu sau ba năm qua.
Phát hiện tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh là một yếu tố quan trọng. Thực tế người nuôi tôm không có tôm chuẩn SPF cho tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ (F. indicus). Khi bắt đầu, chúng tôi nhận thấy tôm bố mẹ được nuôi ở những ao ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với môi trường biển. Dưới những điều kiện đó sẽ không thể đảm bảo tình trạng virus WSSV và sẽ bùng phát trong những tháng mùa đông.
Như một giải pháp lâu dài, hiệp hội nuôi trồng thủy sản Saudi (SAS) phân tích rủi ro khi nhập khẩu ( phân tích về di truyền, sinh thái/môi trường và nguy cơ dịch bệnh) để thiết lập tính khả thi khi giới thiệu tôm thẻ chân trắng Pacific (Penaeus vannamei).
Vì các kết quả tích cực của loài tôm này, ADMA cùng với SAS quyết định nhập khẩu lô đầu tiên tôm thẻ SPE gửi đến sở kiểm dịch. Ở đó, các phân tích đầy đủ bao gồm gây cảm nhiễm lạnh, nuôi chung và thử nghiệm cho ăn đã được tiến hành. Các mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm của đại học Arizona, và kết quả âm tính với tất cả các mầm bệnh được liệt kê trên tôm.
Dựa trên những kết quả thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ở KSA được tiến hành. Các kết quả tích cực về tình trạng sức khỏe và năng suất, dẫn đến vào năm 2014 tất cả các hộ nuôi tôm đã thay đổi từ tôm F. indicus sang P. vannamei. Trong thực tế, hiện nay loài tôm này là duy nhất có thể nuôi ở KSA.
Năm 2014, các trang trại nuôi tôm ở KSA đã chuyển từ tôm thẻ Ấn Độ sang tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương. Ảnh của Darryl Jory.
Chiến lược mới cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương
Để tôm thẻ chân trắng sạch bệnh SPF không bị ảnh hưởng bởi WSSV, khu nuôi tôm bố mẹ nước được xử lý thông qua sử dụng Ozone. Nước khử trùng trong ao nuôi vỗ để ngăn các tác nhân gây WSSV xâm nhập vào trong ao. Trong mùa thu thực tế WSSV hiện diện trong môi trường tự nhiên nên nước cho khu ươn nuôi tôm giống cũng được thông qua hệ thống khử trùng.
Sản lượng tôm nuôi ở KSA từ năm 2010-2015, và dự kiến năm 2016.
Triển vọng
Tất cả vấn đề an toàn sinh học, gồm chính sách về tôm và tôm nhập khẩu thông thường đã được hướng dẫn an toàn sinh học cho nuôi tôm công nghiệp KSA. Kết quả nuôi năm 2015 năng suất cao trong lịch sử so với trước khi có bệnh đốm trắng 2010. Dự kiến 2016 đạt 23.000 tấn sẽ là kết quả kỷ lục của đất nước này. Mục tiêu bền vũng của nuôi tôm công nghiệp ở KSA.
LBD
Quảng cáo: cần bán gấp 50 tấn bã hèm bia giá 5.500đ/kg (đạm:50%) , bột đầu tôm giá 7.500đ/kg (đạm 35%, tro < 25%), cám bắp 5.000đ/kg (tro <5%) , bột cá 50% (đạm 50%, tro <21%) giá 14.000đ, Liên hệ 08.6260 0412