An toàn sinh học trong nuôi tôm. Ảnh minh họa
Vai trò An toàn sinh học trong nuôi tôm
Dịch bệnh bùng phát là một trong những vấn đề đáng lo ngại cho phát triển NTTS bền vững. Trong nhiều thập kỉ, các mầm bệnh trên tôm đã và đang gây thiệt hại lớn cho các trại nuôi. Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, nhằm kiểm soát dịch bệnh trên tôm. An toàn sinh học trong nuôi tôm là một khái niệm mới, thường đề cập đến các biện pháp quản lý bảo vệ đàn khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, đồng thời giảm thiểu sự lây lan và các tác động bất lợi đối với đối tượng nuôi.
Trong nuôi tôm, ATSH liên quan đến các biện pháp để giảm tác động và khả năng lây của mầm bệnh. Hiện nay, người nuôi vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp ATSH, do nhiều nguyên nhân bao gồm: thiếu kinh nghiệm, tốn chi phí, và chưa thấy được lợi ích thực tiễn của việc áp dụng ATSH trong mô hình nuôi.
Đảm bảo an toàn sinh học trong nuôi tôm
Việc thực hiện các quy trình ATSH đòi hỏi mức độ nhận thức và kỷ luật cao, và sự cam kết mạnh mẽ, cùng với tính bền vững của ban quản lý và cả người thực hiện.
Áp dụng ATSH để quản lý các tác nhân gây bệnh chủ yếu phải phòng ngừa bao gồm: thu mẫu động vật và xét nghiệm nghiêm ngặt; các quy trình xử lý cho động vật và nhân viên, các quy trình làm sạch, khử trùng, và các biện pháp khác được áp dụng để loại bỏ tối đa các tác nhân gây bệnh. Đối với EMS, cần hạn chế sự tích tụ của thức ăn dư thừa cũng như các chất hữu cơ - đây là nguyên nhân cho sự phát triển của tác nhân gây bệnh Vibrio parahaemolyticus.
Trong ngành công nghiệp tôm, các biện pháp an ninh sinh học bao gồm: các vật nuôi được kiểm nghiệm, kiểm dịch, các rào cản vật lý, xử lý nước, sử dụng tôm sạch bệnh (Specific pathogen-free - SPF) và tôm kháng bệnh (Specific athogen-resistant - SPR) (Lightner 2003; Horowitz và Horowitz 2003).
Việc áp dụng ATSH trong nuôi tôm phải đảm bảo lợi ích kinh tế, bao gồm các yếu tố sau: thiết kế mô hình nuôi, thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh, nguồn tôm bố mẹ và chất lượng con giống. Nguồn tôm bố mẹ phải được chọn lọc sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh và tăng trưởng tốt. Mô hình nuôi hạn chế tối đa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bao gồm: xác định mùa vụ thả nuôi, hạn chế tối đa việc thay nước, quản lý cho ăn hiệu quả, bổ sung cho tôm ăn các chất kích thích miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng của vật nuôi.
Vị trí trại nuôi và thiết kế mô hình nuôi đóng vai trò rất quan trọng cho thành công của vụ nuôi. Điều này ít được trại nuôi quan tâm trong việc thiết kế ban đầu. Điều này đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh.
Hạn chế thay nước và trao đổi nước là một trong những mô hình nuôi được phát triển trong những năm gần đây. Hạn chế thay nước qua đó ngăn ngừa khả năng xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, đồng thời tránh được sự biến động của các yếu tố môi trường thường là nguyên nhân gây stress cho vật nuôi. Ở nhiều nước đã áp dụng rất thành công mô hình này trong đó tiêu biểu là mô hình nuôi khép kín theo công nghệ biofloc.
HUỲNH NHƯ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.
Hotline: 091 567 2347
Email: bahembianhapkhau@gmail.com
Web: bahembia.com
----------------------------------------
Đơn vị phân phối:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 028.6260 0412 -Fax: 028.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh