Ảnh: article
Theo Rajamanohar K. S, Ấn Độ nên đánh giá những thay đổi trong tiêu dùng tôm nội địa, để thúc đẩy nhu cầu nội địa đối với tôm và “giải cứu” nông dân.
Đồng sáng lập của Aquaconnect – Mạng lưới nuôi trồng thủy sản lớn nhất Ấn Độ – đề xuất rằng Ấn Độ, nước đông dân thứ 2 thế giới, nên học tập các nhà sản xuất tôm Mỹ Latin – những người liên tục xúc tiến tiêu dùng sản phẩm của họ tại thị trường nội địa, cũng như vào những năm 1980, Ấn Độ cũng từng có chiến dịch thúc đẩy tiêu dùng trứng trên thị trường nội địa.
Tháng 5/2018, chính phủ bang Andhra Pradesh đã bắt đầu có các tín hiệu can thiệp vào vấn đề giá tôm bán tại ao thấp hơn chi phí sản xuất, sau khi các nhà đóng gói tôm thất bại trong đảm bảo giá tôm tối thiểu cho nông dân.
Ông Rajamanohar cho biết. “Bất chấp sự tăng trưởng của ngành, nông dân không nhận được giá công bằng cho hoạt động sản xuất của mình do sự phụ thuộc quá mức vào các thị trường xuất khẩu. Thặng dư sản xuất trên toàn cầu dẫn đến giá tôm toàn cầu giảm mạnh tới gần 60% trong 4 năm qua. Báo cáo của NOAA cho biết giá tôm Ấn Độ trên thị trường thế giới đã giảm từ 14,9 USD/kg vào tháng 7/2017 xuống 11,61 USD/kg vào tháng 9/2017. Chi phí sản xuất tăng làm tình hình thua lỗ càng nghiêm trọng”. Diễn biến giá năm 2018 thậm chí còn tồi tệ hơn năm 2017.
Dữ liệu giá của Undercurrent News cho thấy giá tôm Ấn Độ đặc biệt thấp trong năm 2018, so với 3 năm vừa qua.
Theo nghiên cứu của CRISIL – một hãng nghiên cứu Ấn Độ độc lập – tăng trưởng doanh thu xuất khẩu thủy sản Ấn Độ có thể giảm 17 – 18% trong năm tài chính 2019. “Tác động của nhu cầu giảm đã rõ rệt khi giá tôm quốc giá giảm 7% từ tháng 12/2017 – 2/2018 so với cùng kỳ năm trước đó. Giá tôm tiếp tục giảm 11% trong tháng 3, và đang trên đà giảm tiếp”.
Sự thất bại trong bao tiêu giá mua tối thiểu cho nông dân tại Andhra Pradesh đã dẫn đến sự thất vọng lớn cho nông dân, đẩy họ tới quyết định giảm thả nuôi, giảm sản xuất lẫn năng suất tôm tại Ấn Độ”, ông Rajamanohar cho hay. “Để cân bằng thiệt hại này và biến động giá, và giảm phụ thuộc vào các thị trường quốc tế, các nhà sản xuất tôm nên chuyển hướng các nguồn lực vào thị trường nội địa, như thúc đẩy tiêu dùng nội địa?”
Theo dữ liệu năm 2015, tiêu dùng tôm nội địa Ấn Độ gần như bằng 0, ông cho hay. Từ năm 2015 đến nay, có những dấu hiệu tăng nhẹ tiêu dùng tôm tại các thành thị lớn, và thủy sản được tiêu dùng với tần suất dày hơn tại các bang ven biển. “Nhưng tại các vùng sâu trong lục địa miền Bắc, bạn sẽ là thiểu số nếu tiêu dùng thủy sản thường xuyên”. Ông dẫn chiếu tới chiến dịch của Ban điều phối Trứng quốc gia vào những năm 1980s, để đảm bảo giá công bằng cho người sản xuất, đã khuyến khích nông dân nuôi gia cầm chốt giá với phương châm “trứng của tôi, giá của tôi, sinh kế của tôi”.
Các chiến dịch truyền thông trên báo chí, truyền thanh và truyền hình, nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng trứng, giáo dục người tiêu dùng về các giá trị dinh dưỡng của trứng. “Các nước Mỹ Latin cũng đang đặt trọng tâm vào thúc đẩy tiêu dùng nội địa để mang lại lợi ích cho phổ quát người dân”, ông Rajamanohar nhấn mạnh. “Bộ Nuôi trồng Thủy sản của Brazil chịu trách nhiệm thúc đẩy tiêu dùng thủy sản nội địa và hiện tiêu dùng thủy sản trên đầu người của Brazil đã đạt 9kg/người/năm. Brazil đang áp dụng các chính sách thay thế nhập khẩu bằng các loài thủy sản sản xuất nội địa, đặc biệt là cá rô phi”. Chính phủ chile cũng đang thực thi chiến lược tương tự, khuyến khích tiêu dùng nội địa cá hồi và cá vược.
Ông Rajamanohar kêu gọi các nhà chức trách Ấn Độ khuyến khích tiêu dùng tôm, thông qua truyền tải thông điệp về giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của loại thủy sản này. “Mặc dù thị trường thủy sản nội địa có tiềm năng cực lớn, đây vẫn còn là thị trường rất lộn xộn và không được điều tiết tại Ấn độ. Cơ quan Phát triển Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản và các cơ quan thủy sản cấp bang nên đóng vai trò quan trọng trong xây dựng các chính sách hỗ trợ các tác nhân ngành tham gia và hệ sinh thái tiêu dùng thủy sản nội địa. Giá tôm ổn định và công bằng trên thị trường nội địa sẽ khuyến khích nông dân thực hành các kỹ thuật nuôi tôm bền vững”.
Gappingworld Undercurrent News